Tại sao các doanh nhân thường bị thất bại trong kinh doanh? Tại sao phần lớn các startup đều “trượt vỏ chuối”? Bạn là một doanh nhân và bạn có thể thành công hoặc không? Và tôi thực sự khuyên bạn nên đọc tiếp để tìm hiểu xem bạn đang đi theo hướng thành công hay không. Đây là những điều mà tại sao hầu hết các doanh nhân thất bại trong kinh doanh và làm thế nào bạn có thể tránh được thất bại đó. Điều cần thiết ở bạn đó là nhìn thẳng và thật vào bản thân mình để nhận rõ những yếu điểm của mình rồi khắc phục chúng. Nhiều doanh nhân đã đi đến thất bại, ngay cả khi họ có những ý tưởng tuyệt vời và đội ngũ kinh doanh hoàn hảo chính bởi vì họ đã bỏ qua một số những yếu tố này.
1. Thiếu mục đích rõ ràng
“Xác định rõ mục đích là điểm khởi đầu của tất cả các thành công” – W. Clement Stone
Thiếu một mục đích rõ ràng là lý do chính tại sao các doanh nhân thất bại trong kinh doanh. Chắc hẳn bạn cũng đã từng bắt gặp nhiều doanh nhân sống không có mục đích cá nhân chứ đừng nói đến mục đích kinh doanh. Họ không có ước mơ, không tạo cho mình một nhiệm vụ nào và không có mục tiêu. Đây là kiểu hình mẫu doanh nhân chỉ biết tỉnh dậy vào mỗi buổi sáng và nói “Hãy để tôi đi ra ngoài và nhìn thấy những gì đã sắp đặt sẵn cho tôi”. Họ hoạt động kinh doanh mà không hề có mục tiêu nào rõ ràng đề ra.
Bạn có biết tại sao mình bị thất bại trong kinh doanh?
Nếu bạn có một cái nhìn sâu hơn về các doanh nhân, bạn sẽ thấy rằng cuộc sống của họ được thúc đẩy bởi chính số phận. Nhiều người tin vào sự may mắn và chỉ cần làm bất cứ điều gì khi đến với họ. Khi đó, họ chính là đang bị mất kiểm soát số phận của mình.
“Kiểm soát số phận của bạn hoặc để cho ai đó kiểm soát” – Jack Welch
Tôi có một người bạn là một doanh nhân. Cậu ấy chơi xổ số hàng tuần và luôn hi vọng để có được tiền triệu mỗi ngày. Cậu ấy luôn có đức tin rằng cậu ấy sẽ làm cho nó ngày càng lớn hơn nhưng vấn đề là niềm tin và hi vọng của cậu ấy được đặt theo hướng sai lầm. Sự thật là những doanh nhân như người bạn này của tôi sẽ không bao giờ thành công trong kinh doanh, hên xui trong suốt cuộc đời.
2. Đặt ra một mục tiêu quá tầm thường
Bạn nên có những bước đệm mục tiêu nhỏ, tuy nhiên, chúng không phải là mục tiêu duy nhất của bạn mà cần thiết phải có mục tiêu sáng hơn, có nhiều thách thức hơn.
Điều này nghe có vẻ phi lý nhưng bạn có biết rằng một người doanh nhân thường không muốn cảm thấy tội lỗi khi không đạt được mục tiêu kế hoạch nên cách tốt nhất của họ là đặt mục tiêu nhỏ.
Các doanh nhân có mục đích tầm thường sẽ mất nhiều thời gian để thiết lập mục tiêu nhưng họ đặt mục tiêu nhỏ mà họ biết trước mình có thể đạt được dễ dàng. Điều này sẽ làm bạn hoàn toàn không có động lực để làm được những thứ to lớn hơn để có thể gọi là thành công.
Một ví dụ nhỏ để bạn dễ hình dung với một doanh nhân có doanh thu trong năm hiện tại là 1.000.000 đô đã thiết lập mục tiêu đạt doanh thu trong năm tới là 1.050.000 đô. Đáng ra, họ nên thiết lập một mục tiêu “căng” hơn cho mình khoảng 2.000.000 – 2.500.000 đô mới đúng. Con số 1.050.000 đô quả thực là rất tầm thường. Họ không muốn phải “trả giá” cho sự thành công, muốn an toàn hơn là có động lực phát triển thêm nữa.
“Những người mơ những giấc mơ nhỏ, tiếp tục sống cuộc sống của những người nhỏ bé” – Rich Dad
Nếu bạn đang nằm trong mục này, hãy thay đổi nhận thức và hướng tới mục tiêu thiết lập vĩ đại hơn. Nếu bạn vẫn tiếp tục hoạt động theo mục tiêu nhỏ, bạn có thể sẽ không thất bại nhưng chắc chắn bạn sẽ không phải là một trong những người doanh nhân thành đạt.
“Đặt ra mục tiêu là mặt trăng. Nếu bạn bỏ lỡ nó, bạn có thể sẽ đến được một vì sao” – W.Clement Stone
3. Thiếu ý thức tự kỷ luật
Bạn có biết tại sao mình bị thất bại trong kinh doanh?
Đây là một lý do không thể chỗi cãi khiến các doanh nhân gặp thất bại. Điều tồi tệ nhất của một doanh nhân thiết ý thức tự kỷ luật đó là không có biện pháp khắc phục. Họ không bao giờ có thể thành công trong kinh doanh, ngay cả khi đặt trong một môi trường kinh tế tốt nhất. Kỷ luật bắt đầu với sự kiểm soát và tự kiểm soát, đó chính là một tiêu chuẩn để tạo nên một doanh nhân hoàn hảo.
4. Sự chần chừ
“Cho tôi một sự thất bại và tôi sẽ cho bạn thấy một người đàn ông với những gì ngày hôm nay đáng lẽ nên được làm từ hôm qua” – Ajaero Tony Martins
Tôi đọc được trong một cuốn sách rằng sự trì hoãn là sát thủ tự nhiên của thời gian. Sự trì hoãn là do kết quả của sự lười biếng và kháng cự mạnh mẽ không muốn “chuyển mình”. Vì thế, chúng ta hãy đối mặt với thực tế, mỗi người chúng ta đều có những lúc này hay lúc khác nhưng hãy đừng để sự lười biếng, chần chừ trở thành một thói quen.
5. Sợ thất bại
Quá thận trọng có lẽ là lý do hầu hết các doanh nhân thất bại. Một số người gọi nó là sự sợ hãi, không dám liều, thiếu tính quyết đoán, không có khả năng để có hành động khi thấy tia sáng triển vọng tích cực. Tôi đã thấy các nhà đầu tư quay lại với các yêu cầu tuyệt vời chỉ vì đơn giản bởi vì họ quá cẩn trọng.
Bạn có biết tại sao mình bị thất bại trong kinh doanh?
Tôi cũng đã thấy các nhà doanh nghiệp với các ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, kế hoạch đúng đắn và tất cả mọi thứ cần thiết đã được sẵn sàng nhưng họ lại không dám làm. Họ đang chờ đợ một nền kinh tế hoàn hảo, xu hướng hoàn hảo và thời gian hoàn hảo. Họ muốn tất cả các “con đường” đều phải bật đèn xanh lên cho mình trước khi đi. Một điều thực tế đáng buồn đó là trong kinh doanh, tất cả các con đường đều không bao giờ trải sẵn thảm đỏ cho bạn.
“Nhiệm vụ của một doanh nghiệp là lấy đi một viên ngọc và bắt đầu kinh doanh, 2 viên ngọc còn lại sẽ được tìm thấy trên đường đi. Tìm ra 2 viên còn lại này có thể mất 1 năm hoặc 10 năm, vấn đề là bạn cần phải bắt đầu với những gì bạn đang có” – Robert Kiyosaki
6. Thiếu tính kiên trì
“Không có gì trên thế giới có thể thay thế cho sự kiên trì. Trí tuệ sẽ không phải, không có gì là phổ biến hơn so với những người đàn ông có tài năng mà không thành công. Thiên tài sẽ không phải, thế giới đầy người có học bị lãng quên. Sự kiên trì và quyết tâm thôi chính là toàn năng.” – Ray Kroc
Có thể nói, kiên trì là một điều kiện tiên quyết để không bị thất bại trong kinh doanh. Những doanh nhân thành công như Bill Gates, Ray Kroc, John D. Rockefeller, Henry Ford đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên trì trong việc xây dựng một doanh nghiệp. Nếu những doanh nhân thành công đều hướng về sự kiên trì như một chìa khóa để thành công thì chắc chắn họ sẽ đạt được những thành công nhất định nào đó.
Một số doanh nhân bắt đầu kinh doanh có kỳ vọng cao nhưng chỉ cần mong đợi của họ không được đá ứng, họ ngay lập tức cảm thấy mệt mỏi, chán chường và từ bỏ khi sắp nhận được sự đột phá. Họ đã bỏ cuộc khi chỉ cần một chút kiên trì nữa thôi đã làm nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại rồi.
Xem tiếp Bạn có biết tại sao mình dễ bị thất bại trong kinh doanh? (Phần 2)