Những thương hiệu xa xỉ này không quảng cáo và truyền thông như các nhãn hiệu thông thường. Họ đi ngược lại lẽ thông thường, làm khách hàng không ngần ngại bỏ ra hàng nghìn đô để mua một chiếc túi xách hay cả triệu đô cho một chiếc xe. Những quyết định đó không liên quan tới tài chính hay lí trí, mà chỉ là cảm xúc. Bí quyết bán hàng của các thương hiệu nổi tiếng đó chính là nắm băt được tâm lý người tiêu dùng và dựa vào đó thúc giục họ mua hàng.
Các nhãn hiệu xa xỉ cũng tập trung quảng bá sự tinh tế, đẳng cấp của sản phẩm một cách điềm đạm, không vồ vập. Chính việc tỏ ra không quá nỗ lực trong việc bán hàng lại giúp họ bán được nhiều hơn. Dưới đây là 4 bí quyết bán hàng của họ:
1. Bán phong cách sống
Nhãn hiệu cao cấp không bao giờ cố gắng tiếp thị theo kiểu khuyến mãi, giảm giá hay làm bạn tin rằng đây là một món hời. Họ bán một phong cách sống, do đó dù bạn bỏ tiền ra mua nó với giá bao nhiêu, nó cũng xứng đáng. Không ai có thể so sánh rằng một chiếc đồng hồ Rolex trị giá tận 40 nghìn đô có bao nhiêu chức năng vượt trội hơn với những chiếc đồng hồ giá tầm trung khác. Nhưng các thương hiệu và khách hàng của họ không quan tâm về giá cả.
Một món hàng xa xỉ ngụ ý người sở hữu chúng là người giàu có, tinh tế, quyền lực và thuộc lớp thượng lưu. Và nó giúp chủ thể hiện ra điều đó với tất cả mọi người mà người đó không cần phải hé răng. Nó mang lại một bản sắc cá nhân, một phong thái giàu sang mà ai cũng muốn khoác lên người. Nắm được tâm lý này, các thương hiệu xa xỉ chẳng bao giờ cần tốn công sức giảm giá hay chèo kéo. Bởi cái giá cao ngất ngưởng, thương hiệu “đắt xát ra vàng” của họ chính là thứ khiến người mua chẳng ngại rút hầu bao.
2. Quan tâm đến chất lượng hơn số lượng
Chắc bạn không lạ gì với những video quảng cáo của các thương hiệu hạng sang. Họ luôn kể cho bạn câu chuyện đằng sau mỗi món đồ: cảm hứng của nó, cách nó được chế tạo. Họ cho ta thấy một món hàng hiệu được làm bằng tay, tỉ mỉ và khéo léo đến thế nào. Nó được tạo ra với chất lượng tuyệt vời và số lượng hạn chế, khác hẳn với những món đồ được sản xuất công nghiệp hàng loạt.
Từ khâu chế tạo đến khâu quảng cáo càng nhấn mạnh nó là một tuyệt tác tinh vi mà chắc chắn bạn sẽ bằng mọi giá để sở hữu.
3. Để cho sản phẩm tự quảng cáo
Chiến dịch quảng cáo “Chụp ảnh cùng Iphone 6” là ví dụ tuyệt vời cho việc để sản phẩm tự quảng cáo. Công ty mời khách hàng đến nộp ảnh để có cơ hội được lên mặt báo, tạp chí và biển quảng cáo trên toàn thế giới. Thay vì mời mọi người đế buổi họp báo hay đưa cho họ những tài liệu chán ngắt, Apple đã để chính chất lượng của sản phẩm nói thay. Đó chính là phương pháp truyền thông hiệu quả nhất: “Hãy cho khách hàng xem, không cần phải giải thích bằng lời”.
Nói chung các thương hiệu phần lớn đều quảng cáo rất kiệm lời. Họ luôn miêu tả trực quan, để hình ảnh nói hộ câu chữ hơn. Các quảng báo luôn kết nối với khách hàng một cách tình cảm và tự nhiên, không vồ vập, ồn ào.
4. Mua hàng dễ dàng hơn
Bởi vì hàng hiệu là sự phóng đại hóa nhất của độc quyền và cá nhân nên quá trình đặt hàng rất quan trọng. Mua hàng hiệu không chỉ đơn giản là quá trình chuyển tiền và nhận hàng mà là một phong cách sống được đảm bảo. Các hãng lớn thường xây dựng mối quan hệ với các khách hàng. Mọi quá trình đặt hàng, nhận hàng được họ giải quyết và xử lý trôi chảy và nhanh chóng.
Khách hàng mua hàng hiệu không bao giờ phải phàn nàn vì thời gian đặt hàng, lỗi hay phải đổi trả lại hàng. Nhờ làm cho việc mua hàng dễ dàng hơn, các thương hiệu dễ dàng xây dựng trong khách hàng niềm tin và sự trung thành!