Một
trong những tác vụ đặc biệt của PHP đó là cho phép xử lý dữ liệu trực
tiếp thông qua quá trình nhận và đọc nội dung trên 1 file dữ liệu. Điều
này giúp cho PHP trở nên tinh tế và dễ tùy biến hơn khi xử lý 1 lượng dữ
liệu có quy mô lớn. Việc thao tác mở, đọc, ghi, đóng file này cũng có ý
nghĩa tuần tự như bạn đang làm việc trực tiếp trên 1 file dữ liệu thực
thụ.
1- Đóng, mở 1 file trong PHP:
Để mở 1 file ta sử dụng cú pháp sau: fopen("Đường dẫn", thuộc tính).
Trong đó Đường dẫn chính là đường dẫn tới file cần mở.
Thuộc tính bao gồm các quyền hạn cho phép thao tác trên file đó như thế nào.
Các thuộc tính cơ bản :
Ví dụ:
<?php
$fp=fopen("test.txt",r)or exit("khong tim thay file can mo");
?>
Tương tự như thế, để đóng 1 file ta có cú pháp như sau: fclose(file vừa mở)
Ví dụ:
<?php
$fp=fopen("test.txt",r)or exit("khong tim thay file can mo");
fclose($fp);
?>
Việc
mở và đóng này không có ý nghĩa là chúng đã được đọc. Muốn đọc được nội
dung của file chúng ta lại tiếp tục với thao tác lấy dữ liệu từ file
nữa.
2- Đọc và ghi file trong PHP.
a) Đọc 1 file trong PHP
PHP
cho ta nhiều sự lựa chọn trong việc đọc 1 file. Có nhiều hình thức hỗ
trợ nhưng hiện nay 2 hình thức phổ biến nhất vẫn là đọc file theo từng
dòng và đọc file theo từng ký tự.
- Đọc file theo từng dòng:
Cú pháp : fgets(file vừa mở).
Ví dụ:
<?php
$fp=fopen("test.txt",r)or exit("khong tim thay file can mo");
echo fgets($fp);
fclose($fp);
?>
- Đọc file theo từng ký tự:
Cú pháp : fgetc(file vừa mở).
Ví dụ:
<?php
$fp=fopen("test.txt",r)or exit("khong tim thay file can mo");
echo fgetc($fp);
fclose($fp);
?>
Quy
trình đọc sẽ diễn ra theo từng yêu cầu của cú pháp sử dụng. Nhưng sẽ có
sự ràng buộc bởi việc kiểm tra đã đến cuối file chưa ?.
Ở đây chúng ta dùng cú pháp sau: feof(file vừa mở)
Ví dụ:
<?php
$fp=fopen("test.txt",r)or exit("khong tim thay file can mo");
while(!feof($fp))
{
echo fgets($fp);
}
fclose($fp);
?>
b) Ghi 1 file trong PHP
PHP cung cấp cho ta 1 cú pháp nhỏ để ghi dữ liệu vào 1file
Cú pháp cơ bản : fwrite("file vừa mở", "Nội dung cần ghi vào file")
Ví dụ:
<?php
$fp=fopen("test.txt",a)or exit("khong tim thay file can mo");
$news="Trung Tam Tin hoc Viet Chuyenn";
fwrite($fp,$news);
fclose($fp);
?>
Tổng kết:
Việc
sử dụng file một cách thành thạo sẽ giúp bạn dễ dàng vận hành các ứng
dụng mang quy mô vừa và nhỏ như: website nhiều ngôn ngữ, bộ đếm,…và cả
những công nghệ web mới như XML một cách dễ dàng. Qua bài học này chúng
ta cũng hiểu được nguyên lý hoạt động, trình tự xử lý 1 file dữ liệu khi
chúng được triệu gọi trong tài liệu PHP.
Các bài học PHP
Bài 1: Giới thiệu, Cấu hình và cài đặt PHPBài 2: Kiến thức tổng quan về lập trình PHP
Bài 3: Toán tử và biểu thức trong PHP
Bài 4: Xử lý giá trị form trong PHP
Bài 5: Tìm hiểu quy trình làm việc trên file trong PHP
Bài 6: Tổng quan về mảng và các hàm hỗ trợ trong PHP
Bài 7: Khái niệm cơ bản về Cookie và session trong PHP
Bài 8: Khái niệm về hàm và gọi lại hàm trong PHP
Bài 9: Cơ bản về ngôn ngữ SQL và Mysql
Bài 10: Kết hợp PHP và MYSQL trong ứng dụng website
Blog tổng hợp những kinh nghiệm được học, áp dụng và chia sẻ